Saturday, October 6, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (16)



Mình đang bị đau mắt đỏ. Mắt trái lúc nào nhìn cũng như đang khóc, đỏ rực, đau nhức và muốn chảy nước mắt. Bây giờ mỗi lần đi ra đường là cả 1 cực hình. Không những cái mũi mình hứng chịu khói xe mà bây giờ là cả mắt phải chịu hàng tấn bụi. Giao thông nước mình: @$&*%!@#^*())^%#@@.

Tuần vừa rồi cố gắng viết 1 bài essay khó mà viết mãi không xong. Đành phải từ bỏ sau 2 ngày. Ghét ghê :(.
Hôm qua thầy nói về những lỗi lầm trong các bài essay. Trời ạ, toàn những lỗi ngớ ngẩn mình mắc phải. Lúc đó buồn cười + xấu hổ quá, he he.

“Bí kíp trẻ lâu” – made by Mr.thầy: Làm việc. Thầy dạy từ tối thứ 2 đến tối thứ 7, thế mà sáng chủ nhật thầy vẫn dạy tiếp được. Mình trẻ = 1/3 tuổi thầy mà cứ đến thứ 7 là người oải ra, thích mỗi ngủ nướng. Khi mình nói tuổi thầy tương đương tuổi bác cả nhà mình cho bọn bạn, chúng nó đều không tin. “Trông thầy trẻ thế mà,” gần như tất cả chúng nó sẽ nói như thế. “Mượn bí kíp” của thầy thôi.

Ngày 25/9 Tổng thống Obama phát biểu trước hội đồng Liên hợp quốc. Bối cảnh cho bài phát biểu của Obama là làn sóng biểu tình của người Hồi giáo sau khi một bộ phim nói xấu “Người đưa tin cuối cùng của Chúa” Muhammad được đưa lên Yotube. Những người biểu tình “bài Mỹ” ở các nước khiến cho các sứ quán Mỹ ở các nước Hồi giáo lâm vào tình trạng nguy hiểm.

Bài diễn thuyết của Tổng thống Obama, as usual, rất dễ hiểu, thuyết phục và rất rất thú vị.


Tổng thống Obama và ngoại trưởng Clinton là hai người sử dụng “soft power” tuyệt đỉnh. Bằng những bài diễn thuyết của mình, hai vị lãnh đạo truyền tải những thông điệp từ chính phủ Mỹ đến toàn cầu, những quan điểm tiên tiến, nhân văn, mang tính chất toàn cầu và luôn luôn nhất quán với nhau. Điều này đã giúp ngoại giao của Mỹ vẫn đứng vững trong cơn bão kinh tế. Chính phủ Mỹ cắt giảm ngân sách cho quân sự, “hard power” của họ đã giảm, nhưng “soft power” thì tăng mạnh. Nhìn vào hai đời tổng thống là Bill Clinton và Obama, mình nghĩ đảng Dân chủ ủng hộ “soft power.” Và khi nhìn vào W.Bush và ứng cử viên tổng thống Romney, có thể rút ra rằng đảng Cộng hoà ủng hộ “hard power.”

Dù chính sách nào cũng có hai mặt, nhưng những việc Romney sẽ làm nếu ông ấy trở thành Tổng thống Mỹ sẽ không ổn.

  • Cắt giảm thuế người giàu, cắt giảm chi tiêu ngân sách bằng cắt giảm chi tiêu y tế, giáo dục, nhưng lại đồng ý tăng chi tiêu cho quân sự. Bài toán ngân sách “thời Romney” sẽ như thế này này: 
Ngân sách mới = ngân sách cũ – thuế người giàu + chi tiêu giáo dục và y tế bị cắt giảm – chi tiêu quốc phòng.

Trong đó, 2 phần mang lại một lượng tiền lớn cho ngân sách bị ông cắt bỏ rồi còn đâu. Mà sao ông có thể cắt giảm ‘student loan’ nhỉ? Thế hệ tương lai ông để đâu? Ông bảo các doanh nghiệp đừng đưa việc làm ra nước ngoài nữa, đem việc làm về cho người Mỹ đi. Nhưng đó chỉ là công việc chân tay thôi. Ông muốn 10 năm sau khi nhiệm kì Tổng thống của ông kết thúc, chất lượng lao động Mỹ bị qua mặt bởi chất lượng lao động các nước khác do một phần học sinh dưới thời ông không thể đi học Đại học sao?

  • Chính sách đối ngoại sẽ cứng rắn hơn chính phủ Obama. Xin lỗi đảng Cộng hoà, dù quân sự lúc nào cũng quan trọng, nhưng để đối phó với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, I-ran, các lãnh đạo Hồi giáo cực đoan, “hard power” không phải là thế mạnh. “Soft power” khi đó mạnh hơn nhiều. “Lấy nhu thắng cương,” người phương Đông bảo thế.
  • Chính sách kinh tế tập trung vào công ty nhỏ. Trong môi trường kinh doanh ở Mỹ tự do, cạnh tranh và innovative, việc công ty nhỏ ra đời là điều hiển nhiên. Nhưng những công ty nhỏ không thể quyết định sức sống của người khổng lồ Mỹ. Những thằng start – up muốn sống sót thì phải tự vươn lên thành công ty vừa, rồi công ty lớn. Không có ông hỗ trợ thì bọn nó vẫn cứ nhan nhản ra đấy, tự mọc lên rồi lại tự chết. Mà ông làm sao còn thời gian chăm sóc bọn công ty nhỏ nữa, ông bận với các nhà tài phiệt rồi còn đâu.
Có câu nói thế này: “đừng nghe những gì chính khách nói. Hãy xem những việc họ làm.” Thế mà sao người ta (và mình nữa) bị cuốn hút vào Presidential Debates và lấy đó làm thước đo thành công hay thất bại sau này của ứng cử viên? Trận chiến đầu tiên, tỉ số giữa hai đội Tấn công - Phòng thủ là 1 – 0. Mấy trận sau này Tổng thống Obama phải thắng Romney hoàn toàn, không được để cho Romney “cười đểu” như thế nữa. Mình thích đảng Dân chủ hơn, và mong Obama sẽ tái đắc cử. Nhưng cứ phải ngồi đợi tối ngày 6/11 xem người Mỹ quyết định như thế nào.

Tháng 10 này cứ gọi là sục sôi, hết nhà mình, lại quay sang nhìn “bác hàng xóm tốt bụng,” và nhìn xa xa trông “chú Sam” đang làm gì. Cãi nhau nhanh lên nào tất cả mọi người, kinh tế còn đang điên cuồng kia kìa.

(À, mà hình như mình nhớ mang máng là có một bác nhà mình phát biểu tại 2 nơi khác nhau, truyền tải 2 thông điệp hoàn toàn trái ngược nhau. Lạ thật, cùng một người kia mà nhỉ? Bác cứ nhất quán như Tổng thống Mỹ Obama  thì có phải cháu “hiểu và thông cảm” hơn không.)

No comments:

Post a Comment