Monday, November 19, 2012

Suy nghĩ về ngày 20/11.


Đối với trẻ con:
Cấp 1: 20/11 là ngày làm báo tường, là ngày hội vui chơi của các lớp, là ngày trường toàn cờ +hoa +điểm 10.

Cấp 2 + 3: 20/11 là ngày đến thăm các thầy cô dạy những môn quan trọng nhất và đi chơi cùng bạn bè.

Đối với người lớn:
Phụ huynh học sinh: Chuẩn bị quà cáp đến nhà thăm thầy, cô. Trước khi có điện thoại di động thì không cần phải gọi trước, cứ đến thẳng nhà cô. Sau khi có điện thoại di động thì phải gọi để xem cô rảnh lúc nào.

Sinh viên: Cứ đến đợt thi cuối kỳ thì ngày nào đến thăm thầy cô là ngày 20/11.

Người bán hoa và quà: Cơ hội làm ăn lớn, giá cả lên cao thế nào cũng có người mua.

Thầy cô: Ngày tiếp khách bận rộn.

Tại sao người ta lập ra ngày 20/11?

Theo Wikipedia thì ngày 20/11 được lập ra để các thầy cô giáo ngồi lại với nhau, bàn luận chiến lược giáo dục. Ngoài ra, với văn hoá của người mình thì 20/11 là ngày cho học sinh bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn của mình đối với thầy cô.
20/11 cũng giống 8/3 ở chỗ 2 ngày đều là dịp để tôn vinh một nhóm người trong xã hội dựa theo tiêu chí đề ra.

Nhưng, nếu chỉ để học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, thì ngày 20/11 có hơi cứng nhắc không? Giả sử như với 2 người trong 2 tình huống dưới đây:

1. Một người thành công trong cuộc sống vì ngày xưa đã có một người thầy nuôi dưỡng tài năng của anh ta. Anh ta muốn cám ơn thầy nhưng 20/11 không thể đến nhà thăm thầy do bận bịu công việc. 

2. Một người, dù không muốn, vẫn đến nhà thầy cô vào 20/11 chỉ vì bạn bè mình rủ đi. Suy nghĩ của người đó là: “Cám ơn thầy cô? Nonsense!”

Đôi lúc người ta “lệch pha” như thế đó. Trong ngày 20/11 đâu phải học sinh nào đến thăm thầy cô cũng là người muốn đến cám ơn, và đâu phải học sinh nào không đến thăm thầy cô cũng là người vô ơn. Chắc có lẽ vì “lệch pha” thế mà người ta hay sử dụng ngày 20/11 để đạt được những mục đích riêng của mình, mà không phải là mục đích cám ơn thầy cô.

P/S: Ngày xưa mình nuôi một con mèo. Ngày nó được hơn 1 tháng tuổi, mình dạy nó leo cầu thang. Một vài ngày sau, nó leo được. Rồi một vài ngày sau nữa, nó nhảy lên được. Nhìn nó nhảy lên cầu thang mà mình thấy hạnh phúc. 

Bây giờ mình dạy cháu mình học tiếng anh. Dạy cháu học khó hơn là dạy con mèo leo cầu thang. Vì nó hỏng kiến thức từ gốc nên những tác động của mình chỉ giúp nó một chút nào đó. Nhưng mỗi lần nhìn nó học được 1 từ mới, mình cũng thấy thở phào.

Sự hài lòng, nhẹ nhõm hay niềm vui của một người đi dạy người khác đâu phải chỉ đến từ bó hoa hay món quà được tặng. Nó đến khi nhìn thấy một người mình chỉ bảo tiến bộ hay phát triển, từ suy nghĩ rằng mình có tác động tích cực đến người đó. Nó còn đến từ những phẩm chất, giá trị mình nhận ra được ở con người mình dạy bảo và tác động của nó đến chính bản thân mình. Dạy dỗ người khác cũng là dịp để người dạy nhìn lại bản thân mình và rèn luyện. 

Phải cám ơn cháu mình vì nó giúp mình kiềm chế cái tính độc đoán và aggressive đã được nuông dưỡng quá lâu rồi. ^_^

Saturday, November 17, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL(22)


Tuần vừa rồi mình đọc ngấu nghiến các bài báo về Trung Quốc thập bát tiệc. Ừ thì mình cũng mong là người dân Trung Quốc có cuộc sống sung túc hơn, tiêu xài nhiều hơn một tí, sản xuất mạnh hơn một tẹo để mình còn có cơ hội tiêu dùng hàng made in China trong dài hạn. Trong thời gian tới, những quyển sách viết về Trung Quốc (lại) sắp được xuất bản. Sinh viên không xu dính túi như mình sẽ ngồi lót gạch đợi bản e-book được phát tán trên mạng rồi download miễn phí. (Ở Việt Nam sướng lắm. Các ông cụ như Nytimes hay Wall Street Journal vốn chỉ dành 10 bài miễn phí hàng tháng cho độc giả. Nhưng nhờ Internet lỏng lẻo, mình có thể bỏ túi vài chiêu ‘vượt rào’ để lúc nào cũng có thể đọc bài của các cụ miễn phí.)


Tuần vừa rồi mình có đọc quyển “On managing yourself,” 1 trong 6 quyển trong bộ sách Harvard Business Review - HBR's Must Reads và thấy nó rất tuyệt vời. Quyển sách đó hướng dẫn cách đánh giá bản thân, chọn lọc cơ hội và sống tốt hơn. Mình thấy nó rất có ích cho các bạn sinh viên và học sinh Việt Nam. Nhưng mà khi mình gửi nó cho các bạn trong e-mail list của mình thì chẳng nhận được phản hồi nào. Haizz, buồn ghê ta. 

Link download bộ sách HBR’s must reads:
password: ebooksclub.org
(Nguồn: Blog chú Nguyễn Đình Huynh.)
 
Đám cưới chị họ mình, đã diễn ra trong tuần này, funny lắm. Trong đám cưới, ngay cả hai nhân vật chủ chốt của buổi tiệc là cô dâu và chú rể cũng bị gạt ra khỏi tâm điểm của sự chú ý. Trong số 800 khách mời hôm ấy, không biết có những ai thật sự biết đến hai anh chị nhà mình nhỉ? Đám cưới anh chị cho mình cơ hội gặp lại những người quen. Thời gian trôi, người thì đã phát phì, người đang mang bầu, người đang ngã bệnh, người đã bạc trắng tóc, người đang chuẩn bị nghỉ hưu, người đang nghiện rượu, người đang chết dần chết mòn.

Về lại thành phố nhỏ của mình sau vài tháng xa cách mà thấy đau lòng. Người ta sẵn sàng từ bỏ cửa hàng kinh doanh đã thành “thương hiệu truyền miệng” của mình gần 20 năm để chạy theo lợi ích trước mắt ngắn ngủi. Thành phố giờ đây nhiều sự điên cuồng hơn, nhiều khu biệt thự hơn, và nhiều xe cộ hơn. Nghĩ đến hình ảnh những con sông của thành phố mình sẽ trở nên đen ngòm như sông Tô Lịch thì mình thấy sợ. Thật sự mà nói, bây giờ mình thấy sợ phải về nhà bố mẹ, sợ cái cảnh phải tự vực bản thân mình dậy, sợ nhìn lại những đồ đạc bao nhiêu năm không thay đổi, sợ cái con phố tối tăm đầy ắp xe đạp của các nữ công nhân và xe tải 18 bánh chở hàng.
Tuần này hi vọng sẽ crazy vì những điều hay ho, chứ không phải crazy vì những gì mình nhìn thấy ở những người quen.

Những câu nói hay trong tuần:
  • Khi có hứng thú học nhất + trình độ học kém nhất = cơ hội học được nhiều nhất – Mr.thầy.
  • “You are lucky, in a way that no one else is. Now, what are you going to do with your good fortune?” – Forbes.
  • "You kind of want to manage it like you're in the dairy business. If it gets past its freshness date, you have a problem" – Tim Cook.
  • “You do not practice mindfulness to heal yourself. You practice mindfulness to discover that you are well.” – Anonymus.
  • “Either you think, or else others have to think for you and take power from you, pervert and discipline your natural tastes, civilize and sterilize you. ”- F.Scott Fitzgerald.
8h.00 chủ nhật, té đi học tiếp. :D:D:D:D:D.  

Saturday, November 10, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL(21)

Tuần vừa rồi báo Vietnamnet có đưa tin về hiện tại lớp học VIP tồn tại trong trường công, một dạng lớp học được “xây dựng” từ túi tiền của các bậc phụ huynh có thu nhập cao hơn so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. 


Lớp học VIP đó ngoài nội thất thay đổi, hay được thầy cô giáo tốt nhất trường ra, còn điều gì khác so với lớp học bình thường không?


Từ năm lớp 1 đến lớp 12, mình đều học các lớp chọn, hoặc trường. Lớp chọn, ngoài khoản tiền phải đóng không cao hoặc nội thất không đẹp như lớp VIP, có điểm chung với VIP là được những thầy cô giỏi trong trường dạy. Nhưng thật sự trong số hơn 100 người đã dạy mình trên lớp, không có một ai để lại trong mình ấn tượng sâu. Mỗi khi mình ra trường là “A lê hốp!” Tất cả những điều thầy cô truyền dạy bay sạch hết ra khỏi đầu. Ngày 20-11, thôi thì phải theo truyền thống đi đến nhà các thầy cô cùng các bạn, chứ mình thì ngán đến tận cổ.


Và khi học lớp chọn, bạn phải đối mặt với những điều sau:


  • Pressure. Áp lực học hành rất nặng nề. Có 50 đứa trẻ giống bạn, nhưng chỉ có khoảng 5 chỗ trống cho những cuộc thi Toán, Lý, Văn, Anh của toàn thành phố. Phải học để vào được “đội tuyển”, rồi phải trải qua những bài thi chọn lọc khác, và đi thi mà không có giải thưởng thì thật là nhục nhã. Áp lực từ thầy cô, bố mẹ, và đối thủ cạnh tranh thúc ép việc học đêm ngày, quên đi mất thực tại cuộc sống xã hội là gì.


  • Concentration. Các môn học khác ngoài các môn chính bị bỏ quên. Giọng hát của mình như vịt đực, và khả năng vẽ thì tệ hại, nhưng lại thích được học mỹ thuật và âm nhạc một cách cẩn thận. Đáng tiếc, đội tuyển, thi cử và chương trình học kéo mình ra xa hai môn đó. Ngoài ra, nếu bạn giỏi các môn học tự nhiên, bạn có thể lơ là văn học, lịch sử, tiếng anh. Nếu bạn giỏi các môn học xã hội, bạn có thể tạm biệt toán, lý, hoá. Bạn có thể quên đi 11/12 môn học của bạn, và vẫn được điểm tổng kết cao, nếu bạn mang về cho nhà trường huy chương vàng, huy chương bạc trong kỳ thi quốc tế hay khu vực nào đó.


  • Favortisim. Ở lớp chọn, hoặc là bạn đứng hàng top, hoặc là bạn chẳng là ai cả. Những đứa thuộc hàng top có những ưu tiên mà người khác phải thèm thuồng, ví dụ: đi học muộn tuỳ ý, quậy phá tuỳ ý, được các bạn nữ (nam) trong lớp ngưỡng mộ hoặc được bố mẹ mang ra làm hình mẫu cho con mình noi theo. Những đứa còn lại, xin chúc mừng, bạn đã rơi vào “vùng đất xám,” ở đây ai cũng như ai, cũng bị phạt khi đi học muộn, bị trừ điểm khi quậy phá, bị bố mẹ mắng: “Sao mày không học được như thằng A,B,C nhỉ?.”


  • Prejudice. Nhờ cái tên của lớp/trường bạn đang học, bạn bị ngưỡng mộ/ ganh ghét một cách vô lý. Khi đi học thêm tại một lớp học có những người bạn ở các lớp học khác, hoặc trường khác trong thành phố mà không được xếp hạng cao như trường bạn, bạn sẽ nhận được những câu như thế này này: “ôi, cậu giỏi quá,” “Trường bạn tuyệt thật đấy,” hoặc “Các bạn lớp cậu chắc học suốt ngày.” Trong suốt những năm học cấp 3, mình đã phải giấu cái mác “chuyên Toán” đi để tránh bắt gặp những ánh mắt ghen tị, những lời nói chót lưỡi từ những người bạn đến từ các trường khác. (Hoặc lắm lúc nói đại là mình học trường XYZ nào đó.)


Khi mình vào học trường chuyên hay lớp chọn, cả nhà tự hào vì mình. Khi mình không được giải trong các kỳ thi, cả nhà coi đó là “tội.” Mẹ bắt mình đi học tất cả các lớp học thêm mẹ tin là tốt, với hi vọng mình sẽ vào được trường điểm của thành phố. Nhiều lúc mình tự hỏi, nếu cho mình làm lại quá khứ, liệu mình có chọn học đêm ngày để vào lớp chọn, trường chuyên không? Câu trả lời là “Không!” Nếu quá khứ có thể viết lại, mình sẽ chọn lớp bình thường, trường bình thường, nhưng lăn xả vào cuộc đời, kinh doanh và đi du lịch. Vậy mình tốn 12 năm của cuộc đời để làm gì vậy? Để đem lại cái thứ gọi là “danh vọng” cho bố mẹ à? Hay để thoả mãn cái tính thích ganh đua, nhỏ nhen của bản thân? Câu trả lời cho điều đó gói gọn trong 1 chữ: Duy nhất. Xung quanh mình, hầu như ai cũng bảo vào trường chuyên, lớp chọn là cách duy nhất để có được sự giáo dục tốt, rằng những đứa trẻ ở các trường, các lớp khác là những đứa trẻ lười học, ham chơi, tương lai chúng nó sẽ chẳng ra gì.


Ôi, nực cười cho cái thang điểm đánh giá trẻ con đó. Đáng buồn cho hai chữ “thành công,” và “tự hào.”


Cũng may là bây giờ mình đã tìm được một người thầy mình muốn nói lời cám ơn vào ngày 20/11. Mình không còn phải cạnh tranh với ai để vào được lớp chọn, để được hưởng một nền giáo dục “đẳng cấp” nữa.


Con xin cám ơn trời phật, kiếp sau con xin hứa sẽ tu thân, tích đức ạ.

Saturday, November 3, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (20)


*Cảnh báo: Entry này có thể sẽ đem lại cảm giác tức giận cho người đọc nhiều hơn các entry trước.*

Mình muốn bỏ cuộc. Thật sự.

Làm ơn đừng có hỏi tôi rằng: “Sau khi tốt nghiệp mày đi du học à?” một cách vô tư như thế nữa. “Đi du học” có phải là món quà ông già Noel phân phát cho tôi đâu? 

Ghen tị với mấy bé giỏi giang quá đi. SAT > 2200. Nếu mà có cỗ máy thời gian, mình sẽ quay lại quá khứ, bảo cái con bé 15 tuổi khi xưa rằng, vất IELTS đi, học TOEFL và SAT đi, đừng sợ gì cả, cứ mạnh mẽ lên và “Tại sao mày lại có suy nghĩ ngây thơ rằng đại học Việt Nam sẽ là nơi chốn dành cho mày?”

Mr.Thầy lúc nào cũng “dỗ dành” trò. Theo lời của thầy Thái Bá Tân thì nôm na là: Một người thầy bình thường là người thầy dạy học trò kiến thức. Người thầy xuất sắc là người thầy truyền được cho trò niềm say mê học tập. Nếu có vinh dự được một người thầy giỏi dạy, thì trò cũng phải ra trò.

Thôi kéo lê cái thân này tiếp vậy. He he.  

Sometimes, when you’re in a bad mood, you want to pick up your phone and call somebody. Then you realize that the ones on whom you want to rely don't care about you, and that they will pretend listening to you or can not give you any good advice or they will even tell you to give up. You can not call your parents since they are the first ones to tell you that your dreams are unrealistic, that you can never fulfill your dreams, that you’d better do only what they want you to do. That’s the time when you know you have yourself to rely on.