Đối với trẻ
con:
Cấp 1: 20/11 là
ngày làm báo tường, là ngày hội vui chơi của các lớp, là ngày trường toàn cờ
+hoa +điểm 10.
Cấp 2 + 3:
20/11 là ngày đến thăm các thầy cô dạy những môn quan trọng nhất và đi chơi
cùng bạn bè.
Đối với người lớn:
Phụ huynh học
sinh: Chuẩn bị quà cáp đến nhà thăm thầy, cô. Trước khi có điện thoại di động
thì không cần phải gọi trước, cứ đến thẳng nhà cô. Sau khi có điện thoại di động
thì phải gọi để xem cô rảnh lúc nào.
Sinh viên: Cứ đến
đợt thi cuối kỳ thì ngày nào đến thăm thầy cô là ngày 20/11.
Người bán hoa
và quà: Cơ hội làm ăn lớn, giá cả lên cao thế nào cũng có người mua.
Thầy cô: Ngày
tiếp khách bận rộn.
Tại sao người
ta lập ra ngày 20/11?
Theo Wikipedia thì
ngày 20/11 được lập ra để các thầy cô giáo ngồi lại với nhau, bàn luận chiến lược
giáo dục. Ngoài ra, với văn hoá của người mình thì 20/11 là ngày cho học sinh
bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn của mình đối với thầy cô.
20/11 cũng giống
8/3 ở chỗ 2 ngày đều là dịp để tôn vinh một nhóm người trong xã hội dựa theo tiêu
chí đề ra.
Nhưng, nếu chỉ để
học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, thì ngày 20/11 có hơi cứng
nhắc không? Giả sử như với 2 người trong 2 tình huống dưới đây:
1. Một người thành
công trong cuộc sống vì ngày xưa đã có một người thầy nuôi dưỡng tài năng của
anh ta. Anh ta muốn cám ơn thầy nhưng 20/11 không thể đến nhà thăm thầy do bận
bịu công việc.
2. Một người, dù
không muốn, vẫn đến nhà thầy cô vào 20/11 chỉ vì bạn bè mình rủ đi. Suy nghĩ của
người đó là: “Cám ơn thầy cô? Nonsense!”
Đôi lúc người
ta “lệch pha” như thế đó. Trong ngày 20/11 đâu phải học sinh nào đến thăm thầy
cô cũng là người muốn đến cám ơn, và đâu phải học sinh nào không đến thăm thầy
cô cũng là người vô ơn. Chắc có lẽ vì “lệch pha” thế mà người ta hay sử dụng
ngày 20/11 để đạt được những mục đích riêng của mình, mà không phải là mục đích
cám ơn thầy cô.
P/S: Ngày xưa
mình nuôi một con mèo. Ngày nó được hơn 1 tháng tuổi, mình dạy nó leo cầu
thang. Một vài ngày sau, nó leo được. Rồi một vài ngày sau nữa, nó nhảy lên được.
Nhìn nó nhảy lên cầu thang mà mình thấy hạnh phúc.
Bây giờ mình dạy
cháu mình học tiếng anh. Dạy cháu học khó hơn là dạy con mèo leo cầu thang. Vì
nó hỏng kiến thức từ gốc nên những tác động của mình chỉ giúp nó một chút nào
đó. Nhưng mỗi lần nhìn nó học được 1 từ mới, mình cũng thấy thở phào.
Sự hài lòng, nhẹ
nhõm hay niềm vui của một người đi dạy người khác đâu phải chỉ đến từ bó hoa
hay món quà được tặng. Nó đến khi nhìn thấy một người mình chỉ bảo tiến bộ hay
phát triển, từ suy nghĩ rằng mình có tác động tích cực đến người
đó. Nó còn đến từ những phẩm chất, giá trị mình nhận ra được ở con người mình dạy
bảo và tác động của nó đến chính bản thân mình. Dạy dỗ
người khác cũng là dịp để người dạy nhìn lại bản thân mình và rèn luyện.
Phải cám ơn
cháu mình vì nó giúp mình kiềm chế cái tính độc đoán và aggressive đã được
nuông dưỡng quá lâu rồi. ^_^
No comments:
Post a Comment