Saturday, September 22, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (14)


Bài học hôm nay về 3 người phụ nữ giỏi giang, nổi tiếng trong giới công nghệ thông tin và kỹ thuật. Họ thật đáng ngưỡng mộ, đặc biệt là cô Ellen Spertus. Đọc những bài báo về họ mới thấy, không phải ngẫu nhiên mà nước Mỹ có được những người phụ nữ như thế. Nền giáo dục, tinh thần khoa học, môi trường kinh doanh năng động là một khía cạnh. Họ còn có những bậc phụ huynh ủng hộ con cái mình, những người thầy nuôi dưỡng niềm đam mê, và những đối thủ cạnh tranh.

(Nhìn lại, cả tuổi thơ mình thích khám phá, khoa học và toán học. Từ khi mình 15 tuổi, cấp 3, lớp 10 chuyên Toán của trường năng khiếu, tất cả những điều đó dần dần chết. Học toán làm chi khi chúng đưa mình đến “nowhere,” học khoa học gì đây khi tất cả mọi thứ chỉ là “bí ẩn.” Ông thầy dạy toán ghét mình lắm. 

Tuổi thơ, mình phải bỏ piano và võ, chỉ vì “Trong năm học không có thời gian học đâu.”

18 tuổi, mẹ muốn mình làm giáo viên ở trường cấp 1 gần nhà, bố muốn mình học ở trường đại học trong thành phố.

20 tuổi, một chỗ làm việc chờ sẵn, một người đàn ông sẽ được giới thiệu bởi một ai đó trong tương lai gần, một căn nhà sẽ được xây, một người giúp việc sẽ được thuê.
Cuộc đời đẹp như một bức tranh nhỉ?)

Lúc bắt đầu buổi học thầy có nói đến “nửa đường đứt gánh.” Hi vọng thầy không nghĩ là mình muốn bỏ cuộc. Mấy ngày vừa qua chẳng viết được bài essay nào, khổ chưa.

Trong bài học, thầy có nói “không go to extreme” trong khi nói về cô Spertus. Nghĩ lại, không “extreme” là một quyết định đúng đắn. Đáng tiếc, mình không nhận ra điều này sớm hơn. Bản tính rush & gluttony, spontaneous & wrath, extreme & intense đã gây cho mình đủ trouble. Tuổi trẻ, dư thừa năng lượng và không có việc gì đáng để làm nên trở thành thành “ong non ngứa nọc châm hoa rữa” (Hồ Xuân Hương). Làm thế nào để trở thành người sâu sắc, bình tĩnh, và kiên nhẫn nhỉ?

Mình không được dạy làm thế nào để nhận biết bản thân. Lắm lúc sau một biến động nào đó chợt dừng lại và bàng hoàng “Mình đó sao?” Mình đó sao, một con người tồi tệ? Mình đó sao, một con quỷ?  Mình đó sao, một con…..? Cảm giác khi nhận ra bản thân mình thảm hại đau đến thấu xương.

Sao cái khỉ khô gì trong đầu mình cũng hỏng hóc thế?

He he, đọc bài nghiên cứu của cô Spertus mình thấy sự khác biệt rất to lớn giữa nghiên cứu trước khi có Internet và nghiên cứu sau khi có Internet. Ngày trước làm nghiên cứu khổ thế, lọ mọ lên thư viện, lọ mọ tìm sách, rồi hí hoáy copy những đoạn văn cần dùng để hỗ trợ chủ đề. Cách diễn đạt khi xưa cũng khác, phông chữ cũng khác. Giờ đây có Internet và máy tính khắp mọi nơi, gần như mọi chuyện đều thay đổi. Sống trong thời đại này mình thấy niềm sung sướng len lỏi đến tận chân răng.

Cảm giác đến lớp học thật là yên bình. Chắc chắn là bị mắng, chắc chắn là làm thầy buồn, thế mà vẫn thấy yên bình. Mình sợ về nhà bố mẹ, đôi khi không muốn về phòng, ghét cay đắng khi phải đến lớp, ngại đi chơi, thế mà lại thích đi học thầy. Lúc ông mình mất ở quê, mình lấy lý do là lên trường thi hết môn để chuồn. Quả thật, lúc đó mình bỏ thi để đi học thầy đó chứ, há há. 

20 năm sống trên đời, lần đầu tiên biết thế nào là “bình yên.” Trời ơi, 20 năm đó ạ.

2 comments:

  1. Chị từng ở Mỹ 7 năm, và hiện đang sống ở Úc. Sống ở Úc, rồi nhìn lại Mỹ để so sánh, wow, càng ngày chị càng ngưỡng mộ nước Mỹ thêm.

    Nếu làm tư vấn về giáo dục, chị sẽ khuyên mọi người đi Mỹ - không đâu có nền giáo dục tốt bằng Mỹ :D Ngoài Oxford và Cambridge của Anh, Mỹ chiếm phần lớn trong bảng danh sách các trường đại học xịn nhất thế giới :))))

    và chồng chị đang làm nghiên cứu khoa học nên chị biết, Mỹ là môi trường nghiên cứu khoa học mạnh nhất, nghiêm túc nhất.

    ReplyDelete
  2. Dạ, em cũng đang cố gắng vì ước mơ một ngày nào đó được sang Mỹ học tập chị ạ. Nhưng mà nó hình như hơi xa vời quá so với sức của em hay sao ấy ạ, càng học càng thấy mình còn thiếu quá nhiều kĩ năng và kiến thức thế giới cần chị ạ.

    ReplyDelete