Sunday, December 30, 2012

Hello 2013!

Last week, I ran away from Hanoi, the awful, dangerous, polluted and corrupted place in which I’ve lived for a couple of years, feeling exhausted. I had expected that my returning home could help me feel serene and refill my battery.

Reality proved me wrong. My week at home was somehow disgusting.

  • I couldn’t read books and write journals without attracting curious eyes. My mom once glanced at my e-book library and criticized that my books were unrealistic, dreamful, and unnecessary. (Good God, in my whole life, I’ve never seen her grasp any book!)
  • I turned down my parents’ offer to be a state official by the end of 2013. Predictably, my parents, 2 state workers, pissed off to no end. They haunted me hours after hours, insisting that the position would give me chances to have a prosperous, proud and privileged life. Ending some “small talks” with my parents, I packed up few clothes and run away to the beach, choosing to stay at grandparents’ house for a while, in search of peacefulness. Unfortunately, my grandma, aunts, uncles and cousins, had been affected by my parents, questioned my decision, made assumptions about my romantic relationship, condemned my solitude, persuaded me to accept the job, convinced me that as a girl, I shouldn’t be successful at business. They made me feel that I was a terrible, insane, and abnormal person. 
  • My parents officially claimed that they disapproved my plan to study abroad. I was impressed by their confessions to my aunts later about the reasons why they hadn’t sent me abroad earlier.

Nevertheless, I have to accept that my trip was really pleasant.

  • I could enjoy the chilly ocean breezes, the smell of ocean salt whirling in the winds, the sound of ocean waves, the fresh and delicious seafood, the slow, outdated yet very friendly lifestyle of Catba island’s people.
  • I could be a fat and lazy cat, sleeping 10 hours per day, eating whatever I wanted, whenever I liked and wherever I allowed myself.
  • Some of my relatives turned out to be my good allies and advisors. They gave me advices on career choosing, taught me how to set up an enterprise, told me their business stories. I told them that I want to become successful like one of my uncle, who travels every town, every city in Vietnam to look for business opportunities, and have a fulfill life like one of my aunt, whose main job is being an CEO of a small enterprises and the second job is running a grocery store where I have voluntarily worked every holiday.Honesty, I hope to inherit their entrepreneurial spirit. 


I ran away from Hanoi, an ugly place, searching for a refreshment. At the end of my trip, I developed love for that place. 
The morning I woke up after having arguments with my parents, I opened my mail box and found out that Mr.thay’s regular news bulletin had arrived. I drowned myself into reading it, smiling and knowing that my life would be ok.


Sunset on the beach is always beautiful, right? ;)

Friday, December 21, 2012

Tạm biệt 2012


Kết thúc rồi. Một chặng đường 3 năm đã đi đến hồi kết.

Đã đến lúc về lại nơi bắt đầu, để xem ta đã trưởng thành như thế nào, để xem ta cần phải làm gì trong tương lai.


Monday, December 10, 2012

Ai thắng, ai bại?


Đọc xong cuốn sách mới nhất của bác O.hđ, mình cảm thấy xót xa cho một thành phố.

Đã từng giàu sang, hiện đại, tự do, đa dạng, sau một biến cố lịch sử, quằn quại trong đói nghèo, xơ xác, kìm kẹp và đau đớn. Luật lệ cũ hoá thành vô dụng, những mối quan hệ cũ bị đảo lộn, nhưng thang điểm đánh giá trước kia bị bẻ gãy.

Sau một civil war,  ai là người chiến thắng? Ai là người thua cuộc?

1865, Abraham Lincoln và đội quân của mình chiến thắng trong cuộc nội chiến giữa miền Bắc và miền Nam do xung đột về vấn đề nô lệ. Nhưng phân biệt chủng tộc vẫn còn kéo dài nặng nề đến trước Civil Rights Movement 1955.  

Chị Quyen Nguyen, Fullbright scholar, U.S.Embassy Intern đã nói: “[Civil Rights Movement] là một cuộc đấu tranh hoà bình, cho nên kết quả của nó ngấm rất sâu.”

Đâu phải điều gì cũng được giải quyết bằng những tiếng nổ. Quyết định của một nhóm người trong một giai đoạn lịch sử đâu có thể "thay trời, đổi đất, đắp lại giang san."

Hình như lịch sử không có con đường tắt cho bất cứ một quốc gia nào.

Mr.Thầy có nói bọn trẻ tầm tuổi mình được sinh ra ở thời đại mới, sung sướng hơn rất nhiều lần ngày xưa. Chưa nghe súng đạn bên tai, chưa phải ăn cơm trộn bo bo, chưa phải chịu thảm cảnh đổi tiền, bất lực nhìn của cải của mình xây dựng cả đời hoá hư không, chưa thấy con gái mình giục bố mẹ phá sản, có cơ hôi học hành, được di chuyển, được trở thành thương gia, doanh nhân.

2012, nhìn những quyển giáo trình của trường đại học mỏng tang mà nhận ra rằng: Trong cái thế giới này, mình mới là kẻ thua cuộc.

Sunday, December 2, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (23)

Tuần trước Obama sang thăm Đông Nam Á. Ông chọn 3 nước đến thăm là Cambodia, Burma và Thailand. Nếu nhìn trên bản đồ thì 3 nước này nằm trên 1 đường thẳng. Giá như ông ấy chịu khó dành khoảng vài tiếng đồng hồ nữa thôi, kéo dài đường thẳng ấy một chút nữa để đến thăm Hanoi thì có phải là tuyệt vời không. Chỉ tiếc rằng, khi khoảng cách vật lý được thu ngắn thì khoảng cách giữa 2 nước vẫn còn xa hơn cả Thái Bình Dương.

Tuần vừa rồi một người bạn của mình lên xe hoa về nhà chồng. Lý do đám cưới được tổ chức đột ngột cuối năm nay là “cưới chạy kim lâu”. Hi vọng vài năm nữa sẽ có mấy đứa nhỏ theo chân mẹ đến họp lớp.

Những buổi tụ tập cuối cùng với các bạn. Ngoại trừ một số ngoại lệ, mình chưa bao giờ có cảm giác luyến tiếc khi phải xa rời những người bạn. Những người bạn này không còn ở bên mình nữa, nhưng rồi sẽ lại có những người bạn khác, ở thời điểm khác và địa điểm khác. Một chặng đường kết thúc; và những chặng đường khác vẫn đang chờ được khám phá. Tốt nhất là tự chuẩn bị tốt để đi tiếp.

Cũng có một số người mà mình không muốn phải xa rời một chút nào. Nhưng trước khi mình nhận ra, mọi chuyện đã thay đổi theo chiều hướng không thể kiểm soát và không thể dừng lại. Khi những giọt nước mắt chỉ làm người khác thấy khó chịu, tốt nhất là cười tươi lên và nói những câu chuyện vui vẻ.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trích phần 3 của bài viết “Managing your energy, don’t manage your time,” của cuốn Managing Oneself, Havard Business Review’s must-read,HBSP 2011. Người dịch: Mai Hương.
Bạn có đang tiến đến tình trạng khủng hoảng năng lượng?
Hãy thử kiểm tra xem những câu dưới đây có đúng với bạn hay không.

 Cơ thể
  • Tôi không thường xuyên dành 8 giờ hoặc hơn thế cho giấc ngủ, và khi tỉnh dậy tôi thường thấy mệt mỏi.
  • Tôi thường xuyên bỏ bữa sáng, hoặc tôi thường xuyên ăn những thức ăn không đủ dinh dưỡng.
  • Tôi không tập luyện thể dục (ít nhất tập tăng cường sức khoẻ 1 lần / tuần và tập thể dục nhẹ nhàng 3 lần/tuần).
  • Tôi không nghỉ giữa ngày để thật sự thư giãn và nạp lại năng lượng, hoặc tôi thường xuyên ăn trưa ở bàn.
Cảm xúc
  • Tôi thường xuyên ở trong trạng thái nóng giận, mất kiên nhẫn, hay lo lắng khi làm việc, đặc biệt là trong các công việc đòi hỏi cao.
  • Tôi không có đủ thời gian cho gia đình và những người yêu quý, và khi ở bên cạnh họ, tôi không thực sự chú ý đến họ.
  • Tôi có quá ít thời gian cho những hoạt động tôi thấy thực sự thích thú.
  • Tôi không thường xuyên dành thời gian để bày tỏ sự cảm kích của tôi đến với người khác, hoặc khen ngợi và động viên họ.
Lý trí
  • Tôi gặp khó khăn trong việc tập trung cho từng công việc, và tôi rất dễ bị mất tập trung, đặc biệt vì phải trả lời e-mails.
  • Tôi dành quá nhiều thời gian trong ngày để xử lý các vấn đề trước mắt hơn là tập trung cho các hoạt động với giá trị dài hạn và có sức ảnh hưởng lớn.
  • Tôi không có đủ thời gian để nhìn lại bản thân, lên chiến lược, và suy nghĩ sáng tạo.
  • Tôi làm việc vào các buổi tối và cuối tuần, và tôi gần như không bao giờ có một kì nghỉ nào mà không phải trả lời e-mail.
Tâm hồn
  • Tôi không dành đủ thời gian tại công ty để làm những việc tôi thích nhất và làm tốt nhất.
  • Tôi không dành thời gian và năng lượng cho những điều tôi nói là quan trọng nhất trong cuộc đời của tôi.
  • Những quyết định của tôi trong công việc thường bị ảnh hưởng bởi những yêu cầu bên ngoài hơn là mục đích mạnh và rõ ràng của mình.
  • Tôi không dành đủ thời gian và năng lượng trong việc tạo ra những ảnh hưởng tích cực đến người khác hoặc thế giới.
Mỗi câu đúng với tình trạng của bạn sẽ được đánh giá là 1 điểm.

 Thang điểm đánh giá
Từ 0-3 câu: Kĩ năng quản lý năng lượng của bạn rất tốt.
Từ 4-6 câu: Kĩ năng quản lý năng lượng của bạn khá.  
Từ 7-10 câu: Tình trạng thiếu năng lượng rõ rệt.   
Từ 11-16 câu: Tình trạng khủng hoảng năng lượng.

Điểm dành cho từng mảng:
Cơ thể:
Lý trí:
Cảm xúc:
Tâm hồn:

Mọi người thử đánh giá theo bài này để xem mình có giỏi trong quản lý năng lượng không nhé. Bản thân người dịch có số điểm lần lượt là : 4 + 4 + 3 + 2 = 13/16, và thuộc loại “Khủng hoảng năng lượng hoàn toàn.” Đây là lời giải đáp cho bài toán lâu năm: Tại sao đầu tư nhiều thời gian và công sức mà hiệu quả lao động không tăng, các mối quan hệ xấu dần đều và bản thân không cảm thấy thư thái?

Trong những bài tiếp theo mình sẽ dịch hoàn chỉnh cả bài “Managing your energy, don’t manage your time,”  một trong những bài viết mình thích nhất trong bộ sách.

Link download cả bộ sách Havard Business Review’s must-read ở entry trước nhé.

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
PS to parents out there: Please don’t feed your children lies. Please don’t overprotect your children. Please acknowledge that you can not become your children’s friends, but you can be their homes. Please become the role models for your children to admire and follow. Please nurture your children’t talents, since no talent is useless. Please take care of yourself well, because your children will soon grow up and leave you. 

Monday, November 19, 2012

Suy nghĩ về ngày 20/11.


Đối với trẻ con:
Cấp 1: 20/11 là ngày làm báo tường, là ngày hội vui chơi của các lớp, là ngày trường toàn cờ +hoa +điểm 10.

Cấp 2 + 3: 20/11 là ngày đến thăm các thầy cô dạy những môn quan trọng nhất và đi chơi cùng bạn bè.

Đối với người lớn:
Phụ huynh học sinh: Chuẩn bị quà cáp đến nhà thăm thầy, cô. Trước khi có điện thoại di động thì không cần phải gọi trước, cứ đến thẳng nhà cô. Sau khi có điện thoại di động thì phải gọi để xem cô rảnh lúc nào.

Sinh viên: Cứ đến đợt thi cuối kỳ thì ngày nào đến thăm thầy cô là ngày 20/11.

Người bán hoa và quà: Cơ hội làm ăn lớn, giá cả lên cao thế nào cũng có người mua.

Thầy cô: Ngày tiếp khách bận rộn.

Tại sao người ta lập ra ngày 20/11?

Theo Wikipedia thì ngày 20/11 được lập ra để các thầy cô giáo ngồi lại với nhau, bàn luận chiến lược giáo dục. Ngoài ra, với văn hoá của người mình thì 20/11 là ngày cho học sinh bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn của mình đối với thầy cô.
20/11 cũng giống 8/3 ở chỗ 2 ngày đều là dịp để tôn vinh một nhóm người trong xã hội dựa theo tiêu chí đề ra.

Nhưng, nếu chỉ để học sinh có cơ hội bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy cô, thì ngày 20/11 có hơi cứng nhắc không? Giả sử như với 2 người trong 2 tình huống dưới đây:

1. Một người thành công trong cuộc sống vì ngày xưa đã có một người thầy nuôi dưỡng tài năng của anh ta. Anh ta muốn cám ơn thầy nhưng 20/11 không thể đến nhà thăm thầy do bận bịu công việc. 

2. Một người, dù không muốn, vẫn đến nhà thầy cô vào 20/11 chỉ vì bạn bè mình rủ đi. Suy nghĩ của người đó là: “Cám ơn thầy cô? Nonsense!”

Đôi lúc người ta “lệch pha” như thế đó. Trong ngày 20/11 đâu phải học sinh nào đến thăm thầy cô cũng là người muốn đến cám ơn, và đâu phải học sinh nào không đến thăm thầy cô cũng là người vô ơn. Chắc có lẽ vì “lệch pha” thế mà người ta hay sử dụng ngày 20/11 để đạt được những mục đích riêng của mình, mà không phải là mục đích cám ơn thầy cô.

P/S: Ngày xưa mình nuôi một con mèo. Ngày nó được hơn 1 tháng tuổi, mình dạy nó leo cầu thang. Một vài ngày sau, nó leo được. Rồi một vài ngày sau nữa, nó nhảy lên được. Nhìn nó nhảy lên cầu thang mà mình thấy hạnh phúc. 

Bây giờ mình dạy cháu mình học tiếng anh. Dạy cháu học khó hơn là dạy con mèo leo cầu thang. Vì nó hỏng kiến thức từ gốc nên những tác động của mình chỉ giúp nó một chút nào đó. Nhưng mỗi lần nhìn nó học được 1 từ mới, mình cũng thấy thở phào.

Sự hài lòng, nhẹ nhõm hay niềm vui của một người đi dạy người khác đâu phải chỉ đến từ bó hoa hay món quà được tặng. Nó đến khi nhìn thấy một người mình chỉ bảo tiến bộ hay phát triển, từ suy nghĩ rằng mình có tác động tích cực đến người đó. Nó còn đến từ những phẩm chất, giá trị mình nhận ra được ở con người mình dạy bảo và tác động của nó đến chính bản thân mình. Dạy dỗ người khác cũng là dịp để người dạy nhìn lại bản thân mình và rèn luyện. 

Phải cám ơn cháu mình vì nó giúp mình kiềm chế cái tính độc đoán và aggressive đã được nuông dưỡng quá lâu rồi. ^_^

Saturday, November 17, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL(22)


Tuần vừa rồi mình đọc ngấu nghiến các bài báo về Trung Quốc thập bát tiệc. Ừ thì mình cũng mong là người dân Trung Quốc có cuộc sống sung túc hơn, tiêu xài nhiều hơn một tí, sản xuất mạnh hơn một tẹo để mình còn có cơ hội tiêu dùng hàng made in China trong dài hạn. Trong thời gian tới, những quyển sách viết về Trung Quốc (lại) sắp được xuất bản. Sinh viên không xu dính túi như mình sẽ ngồi lót gạch đợi bản e-book được phát tán trên mạng rồi download miễn phí. (Ở Việt Nam sướng lắm. Các ông cụ như Nytimes hay Wall Street Journal vốn chỉ dành 10 bài miễn phí hàng tháng cho độc giả. Nhưng nhờ Internet lỏng lẻo, mình có thể bỏ túi vài chiêu ‘vượt rào’ để lúc nào cũng có thể đọc bài của các cụ miễn phí.)


Tuần vừa rồi mình có đọc quyển “On managing yourself,” 1 trong 6 quyển trong bộ sách Harvard Business Review - HBR's Must Reads và thấy nó rất tuyệt vời. Quyển sách đó hướng dẫn cách đánh giá bản thân, chọn lọc cơ hội và sống tốt hơn. Mình thấy nó rất có ích cho các bạn sinh viên và học sinh Việt Nam. Nhưng mà khi mình gửi nó cho các bạn trong e-mail list của mình thì chẳng nhận được phản hồi nào. Haizz, buồn ghê ta. 

Link download bộ sách HBR’s must reads:
password: ebooksclub.org
(Nguồn: Blog chú Nguyễn Đình Huynh.)
 
Đám cưới chị họ mình, đã diễn ra trong tuần này, funny lắm. Trong đám cưới, ngay cả hai nhân vật chủ chốt của buổi tiệc là cô dâu và chú rể cũng bị gạt ra khỏi tâm điểm của sự chú ý. Trong số 800 khách mời hôm ấy, không biết có những ai thật sự biết đến hai anh chị nhà mình nhỉ? Đám cưới anh chị cho mình cơ hội gặp lại những người quen. Thời gian trôi, người thì đã phát phì, người đang mang bầu, người đang ngã bệnh, người đã bạc trắng tóc, người đang chuẩn bị nghỉ hưu, người đang nghiện rượu, người đang chết dần chết mòn.

Về lại thành phố nhỏ của mình sau vài tháng xa cách mà thấy đau lòng. Người ta sẵn sàng từ bỏ cửa hàng kinh doanh đã thành “thương hiệu truyền miệng” của mình gần 20 năm để chạy theo lợi ích trước mắt ngắn ngủi. Thành phố giờ đây nhiều sự điên cuồng hơn, nhiều khu biệt thự hơn, và nhiều xe cộ hơn. Nghĩ đến hình ảnh những con sông của thành phố mình sẽ trở nên đen ngòm như sông Tô Lịch thì mình thấy sợ. Thật sự mà nói, bây giờ mình thấy sợ phải về nhà bố mẹ, sợ cái cảnh phải tự vực bản thân mình dậy, sợ nhìn lại những đồ đạc bao nhiêu năm không thay đổi, sợ cái con phố tối tăm đầy ắp xe đạp của các nữ công nhân và xe tải 18 bánh chở hàng.
Tuần này hi vọng sẽ crazy vì những điều hay ho, chứ không phải crazy vì những gì mình nhìn thấy ở những người quen.

Những câu nói hay trong tuần:
  • Khi có hứng thú học nhất + trình độ học kém nhất = cơ hội học được nhiều nhất – Mr.thầy.
  • “You are lucky, in a way that no one else is. Now, what are you going to do with your good fortune?” – Forbes.
  • "You kind of want to manage it like you're in the dairy business. If it gets past its freshness date, you have a problem" – Tim Cook.
  • “You do not practice mindfulness to heal yourself. You practice mindfulness to discover that you are well.” – Anonymus.
  • “Either you think, or else others have to think for you and take power from you, pervert and discipline your natural tastes, civilize and sterilize you. ”- F.Scott Fitzgerald.
8h.00 chủ nhật, té đi học tiếp. :D:D:D:D:D.  

Saturday, November 10, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL(21)

Tuần vừa rồi báo Vietnamnet có đưa tin về hiện tại lớp học VIP tồn tại trong trường công, một dạng lớp học được “xây dựng” từ túi tiền của các bậc phụ huynh có thu nhập cao hơn so với mức thu nhập trung bình của người dân Việt Nam. 


Lớp học VIP đó ngoài nội thất thay đổi, hay được thầy cô giáo tốt nhất trường ra, còn điều gì khác so với lớp học bình thường không?


Từ năm lớp 1 đến lớp 12, mình đều học các lớp chọn, hoặc trường. Lớp chọn, ngoài khoản tiền phải đóng không cao hoặc nội thất không đẹp như lớp VIP, có điểm chung với VIP là được những thầy cô giỏi trong trường dạy. Nhưng thật sự trong số hơn 100 người đã dạy mình trên lớp, không có một ai để lại trong mình ấn tượng sâu. Mỗi khi mình ra trường là “A lê hốp!” Tất cả những điều thầy cô truyền dạy bay sạch hết ra khỏi đầu. Ngày 20-11, thôi thì phải theo truyền thống đi đến nhà các thầy cô cùng các bạn, chứ mình thì ngán đến tận cổ.


Và khi học lớp chọn, bạn phải đối mặt với những điều sau:


  • Pressure. Áp lực học hành rất nặng nề. Có 50 đứa trẻ giống bạn, nhưng chỉ có khoảng 5 chỗ trống cho những cuộc thi Toán, Lý, Văn, Anh của toàn thành phố. Phải học để vào được “đội tuyển”, rồi phải trải qua những bài thi chọn lọc khác, và đi thi mà không có giải thưởng thì thật là nhục nhã. Áp lực từ thầy cô, bố mẹ, và đối thủ cạnh tranh thúc ép việc học đêm ngày, quên đi mất thực tại cuộc sống xã hội là gì.


  • Concentration. Các môn học khác ngoài các môn chính bị bỏ quên. Giọng hát của mình như vịt đực, và khả năng vẽ thì tệ hại, nhưng lại thích được học mỹ thuật và âm nhạc một cách cẩn thận. Đáng tiếc, đội tuyển, thi cử và chương trình học kéo mình ra xa hai môn đó. Ngoài ra, nếu bạn giỏi các môn học tự nhiên, bạn có thể lơ là văn học, lịch sử, tiếng anh. Nếu bạn giỏi các môn học xã hội, bạn có thể tạm biệt toán, lý, hoá. Bạn có thể quên đi 11/12 môn học của bạn, và vẫn được điểm tổng kết cao, nếu bạn mang về cho nhà trường huy chương vàng, huy chương bạc trong kỳ thi quốc tế hay khu vực nào đó.


  • Favortisim. Ở lớp chọn, hoặc là bạn đứng hàng top, hoặc là bạn chẳng là ai cả. Những đứa thuộc hàng top có những ưu tiên mà người khác phải thèm thuồng, ví dụ: đi học muộn tuỳ ý, quậy phá tuỳ ý, được các bạn nữ (nam) trong lớp ngưỡng mộ hoặc được bố mẹ mang ra làm hình mẫu cho con mình noi theo. Những đứa còn lại, xin chúc mừng, bạn đã rơi vào “vùng đất xám,” ở đây ai cũng như ai, cũng bị phạt khi đi học muộn, bị trừ điểm khi quậy phá, bị bố mẹ mắng: “Sao mày không học được như thằng A,B,C nhỉ?.”


  • Prejudice. Nhờ cái tên của lớp/trường bạn đang học, bạn bị ngưỡng mộ/ ganh ghét một cách vô lý. Khi đi học thêm tại một lớp học có những người bạn ở các lớp học khác, hoặc trường khác trong thành phố mà không được xếp hạng cao như trường bạn, bạn sẽ nhận được những câu như thế này này: “ôi, cậu giỏi quá,” “Trường bạn tuyệt thật đấy,” hoặc “Các bạn lớp cậu chắc học suốt ngày.” Trong suốt những năm học cấp 3, mình đã phải giấu cái mác “chuyên Toán” đi để tránh bắt gặp những ánh mắt ghen tị, những lời nói chót lưỡi từ những người bạn đến từ các trường khác. (Hoặc lắm lúc nói đại là mình học trường XYZ nào đó.)


Khi mình vào học trường chuyên hay lớp chọn, cả nhà tự hào vì mình. Khi mình không được giải trong các kỳ thi, cả nhà coi đó là “tội.” Mẹ bắt mình đi học tất cả các lớp học thêm mẹ tin là tốt, với hi vọng mình sẽ vào được trường điểm của thành phố. Nhiều lúc mình tự hỏi, nếu cho mình làm lại quá khứ, liệu mình có chọn học đêm ngày để vào lớp chọn, trường chuyên không? Câu trả lời là “Không!” Nếu quá khứ có thể viết lại, mình sẽ chọn lớp bình thường, trường bình thường, nhưng lăn xả vào cuộc đời, kinh doanh và đi du lịch. Vậy mình tốn 12 năm của cuộc đời để làm gì vậy? Để đem lại cái thứ gọi là “danh vọng” cho bố mẹ à? Hay để thoả mãn cái tính thích ganh đua, nhỏ nhen của bản thân? Câu trả lời cho điều đó gói gọn trong 1 chữ: Duy nhất. Xung quanh mình, hầu như ai cũng bảo vào trường chuyên, lớp chọn là cách duy nhất để có được sự giáo dục tốt, rằng những đứa trẻ ở các trường, các lớp khác là những đứa trẻ lười học, ham chơi, tương lai chúng nó sẽ chẳng ra gì.


Ôi, nực cười cho cái thang điểm đánh giá trẻ con đó. Đáng buồn cho hai chữ “thành công,” và “tự hào.”


Cũng may là bây giờ mình đã tìm được một người thầy mình muốn nói lời cám ơn vào ngày 20/11. Mình không còn phải cạnh tranh với ai để vào được lớp chọn, để được hưởng một nền giáo dục “đẳng cấp” nữa.


Con xin cám ơn trời phật, kiếp sau con xin hứa sẽ tu thân, tích đức ạ.

Saturday, November 3, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (20)


*Cảnh báo: Entry này có thể sẽ đem lại cảm giác tức giận cho người đọc nhiều hơn các entry trước.*

Mình muốn bỏ cuộc. Thật sự.

Làm ơn đừng có hỏi tôi rằng: “Sau khi tốt nghiệp mày đi du học à?” một cách vô tư như thế nữa. “Đi du học” có phải là món quà ông già Noel phân phát cho tôi đâu? 

Ghen tị với mấy bé giỏi giang quá đi. SAT > 2200. Nếu mà có cỗ máy thời gian, mình sẽ quay lại quá khứ, bảo cái con bé 15 tuổi khi xưa rằng, vất IELTS đi, học TOEFL và SAT đi, đừng sợ gì cả, cứ mạnh mẽ lên và “Tại sao mày lại có suy nghĩ ngây thơ rằng đại học Việt Nam sẽ là nơi chốn dành cho mày?”

Mr.Thầy lúc nào cũng “dỗ dành” trò. Theo lời của thầy Thái Bá Tân thì nôm na là: Một người thầy bình thường là người thầy dạy học trò kiến thức. Người thầy xuất sắc là người thầy truyền được cho trò niềm say mê học tập. Nếu có vinh dự được một người thầy giỏi dạy, thì trò cũng phải ra trò.

Thôi kéo lê cái thân này tiếp vậy. He he.  

Sometimes, when you’re in a bad mood, you want to pick up your phone and call somebody. Then you realize that the ones on whom you want to rely don't care about you, and that they will pretend listening to you or can not give you any good advice or they will even tell you to give up. You can not call your parents since they are the first ones to tell you that your dreams are unrealistic, that you can never fulfill your dreams, that you’d better do only what they want you to do. That’s the time when you know you have yourself to rely on. 

Thursday, October 25, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (19)



H.phụ nữ vn:

Tuần vừa rồi mình đã tham quan bảo tàng phụ nữ Việt Nam. Ấn tượng về bảo tàng này là nó rất thân thiện, chân thật và nữ tính. Càng tìm hiểu sâu về phụ nữ Việt Nam, mình thấy sao phụ nữ nước mình khổ thế? Cuộc đời những người phụ nữ mình thấy trong bảo tàng có 1 điểm chung: Mong muốn vun vén cho gia đình và nuôi dạy con cái trưởng thành. Nhưng do họ thiếu kĩ năng, kiến thức, trình độ và cơ hội phát triển nên thu nhập thấp, đời sống bấp bênh, phải tha phương cầu thực, và chịu nhiều khổ đau. Những tập quán cũ, nếp sống “phong kiến” và cách suy nghĩ cổ hủ cũng là những nguyên nhân khiến họ vất vả.  

b.Tài chính:

Đi tham quan bảo tàng xong, mình sang luôn bên đường, vào shop quần áo và mua sắm thả cửa. Sao mà kinh tế nước mình nó tiêu điều và xơ xác? Không chút đột phá, nhanh nhạy, tiến bộ. Nó cứ nhỏ lẻ, chậm chạp, bảo thủ và cũ rích. So sánh 3 cửa hàng quần áo, một “giá cả bình dân” ( 1 cái váy đầm < 200k) , một “giá cả cao hơn bình dân 1 chút” ( 1 cái áo váy đầm < 500k) và một “giá đắt cắt cổ” (1 cái váy đầm > vài triệu) là nhận ra ngay. (Chưa bao giờ nghĩ mình có thể mua sắm nhiều đến thế trong 1 lần, tiêu tốn gần $50 và dẫn đến thâm hụt ngân sách, hic)

b.Y tế:

Tuần này tim mạch có vấn đề. Không biết khi nào mình mới hết trẻ con?

v.Ngôn ngữ học:

Tiếng anh là một thứ tiếng hay ho và kì quái. Viết một đằng, phát âm một nẻo. Phát âm sai 1chữ, sai trọng tâm là chẳng ai hiểu mình đang nói cái gì. Ngoài ra, mình không thể đoán được ý nghĩa một từ khi nhìn qua nó. Những từ ngữ khi nhìn qua cho mình cảm giác rất nhẹ nhàng lại mang ý nghĩa đáng sợ. Ví dụ: từ “loathe”, nhìn từ thấy dễ nhớ và dễ thương, ý nghĩa của nó: rất ghét ai đó; từ “melancholy” nhìn nó thấy rất nhẹ nhàng, ý nghĩa: nỗi buồn sâu nặng. Mà chắc cũng vì tiếng anh kì quái thế nên nó mới thú vị.

b.Giáo dục:

Cháu mình đang học lớp 4 và đã có 3 năm học tiếng anh. Ngày nào nó cũng dán mắt vào TV xem hoạt hình trên Cartoon Network và Disney Channel, hoặc lên mạng xem Youtube. Những câu hội thoại trong phim như “What the heck?” hay “I hate you” thì nó nhớ nhanh lắm. Một hôm nó nhờ mẹ giảng bài tiếng anh. Mình ngồi bên cạnh mà tá hoả lên; nó không biết viết những từ cơ bản như “thank you,” “sorry,” hay “very much.” 3 năm học tiếng anh, những lớp học thêm, những chương trình TV, gần như nó không có chút kiến thức tiếng anh nào. Công sức và tiền bạc đổ sông đổ bể rồi. (Mà cũng lạ kì, mình lo cho học tập của nó còn nhiều hơn bố mẹ nó cũng nên. Mình giục nó học tiếng anh còn anh chị thì mình cứ bình chân như vại.)

……..................

Tuần này mình chính thức chia tay tuổi 21 và chào tuổi 22. Tuổi 22, bình thản khi nhìn lại quá khứ và sợ hãi khi nhìn đến tương lai. Bản thân còn quá non nớt trước cuộc đời, rất ngây thơ và còn nhiều lắm mộng tưởng. Nhưng trách nhiệm của con người 22 tuổi thì không còn mờ nhạt như con người 18 tuổi. Tự nhủ với bản thân rằng đường đi còn dài và xa lắm. (Mình được sinh ra đúng vào ngày thành lập Liên hiệp quốc. Năm nào mở Wikipedia ra cũng thấy nó thông báo chúc UN Day, ha ha.)



Thursday, October 18, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL(18)

Mỗi lúc đi học là lại thấy hay. Dù chưa làm xong bài (xấu hổ quá), nhưng đi học thì vui mà lại có nhiều điều mới được mở ra. 


Một người bạn của mình gặp một sự cố đáng tiếc trong cuộc sống 1 năm trước. Khi bạn ấy bảo lưu kết quả học tập của mình để về nhà dưỡng bệnh, mọi người tìm hết cách giúp đỡ. Gia đình tốn bao nhiêu tiền thuốc chữa trị, bạn bè ở xa gọi điện và đến thăm. Năm nay, bạn ấy lên trường học lại. Những tưởng mọi chuyện đã ổn, bạn ấy đang hoà nhập trở lại, ai ngờ bạn ấy trở thành cực đoan. Tin tưởng vào những lời nói dối ngoài xã hội. Tin tưởng vào những lời hứa hẹn qua tin nhắn từ những chàng trai chưa hề gặp mặt. Cứ gặp một chàng trai nào đó là có thể dễ dàng thêu dệt “chuyện tình yêu”.

Khi bạn ấy đi học trở lại, mình đã vui sướng đến mức muốn hét ầm lên là: “In your face, life.” Bạn ấy đã dạy mình rằng: “Không bao giờ được buông tay.” Mọi chuyện tưởng đã tốt đẹp, ai dè giờ trở thành một cách trốn chạy hiện tại khác.

Bạn bè có khuyên thế nào đi nữa, nhưng không chịu nghe thì cũng thành nước đổ lá khoai.

Cứ mãi nhìn vào vết thương trong quá khứ của mình thì mãi mãi chẳng thể nào nhìn đến tương lai được.

Ôi đúng là không thể làm gì được với một cái đầu đã đóng.
….

http://www.nytimes.com/2012/10/07/world/asia/excerpts-of-bo-xilais-love-letter-to-his-first-wife-li-danyu.html?ref=asia&pagewanted=all

Tuần này New York Times đăng một lá thư dài 12 trang của Bạc Hi Lai gửi cho người vợ cũ của mình 37 năm trước. Phản ứng đầu tiên của mình là nhăn mặt. Bà vợ cũ đúng là biết chọn thời điểm. Nhân dịp Cốc Khai Lai bị tuyên án, Bạc Hi Lai đang không rõ nơi nào, bà tung chuyện tình cảm của hai người lên báo, tung cả ảnh và giờ đây là cả lá thư tình 12 trang. Quá thể!

Đọc xong lá thư thì “Bang!” mình bị cuốn hút bởi con người của Bạc Hi Lai ngày trẻ. Một người 26 tuổi tràn đầy năng lượng sống, tham vọng, mạnh mẽ, tự tin, sẵn sàng từ bỏ những điều xưa cũ không phù hợp với bản thân, giỏi quan hệ xã hội, chân thành và lãng mạn. Một con người đáng để ngưỡng mộ đó chứ.

Không biết mục đích việc bà vợ cũ nói chuyện ngày xưa của Bạc Hi Lai với báo chí phương Tây là gì, nhằm trả thù hay giúp đỡ ông ấy?

<Ngày xưa không có phương tiện liên lạc nào khác ngoài thư từ nên 1 lá thư 12 trang chắc cũng không phải chuyện hiếm gặp. Thời nay nhận được 1 lá thư vài dòng chắc mừng đến rơi nước mắt. Có khi nào tình cảm của con người cũng nhạt thếch, chóng vánh và vô ích hơn ngày xưa không nhỉ?>

……

Tuần vừa rồi Obama và Romney cãi nhau trước công chúng lần 2. Lần này thì Obama giương vuốt, Romney có lúc bị dồn vào chân tường.

Điểm cộng cho Obama: Đi thẳng vào cách giải quyết những vấn đề. Cách giải quyết vấn đề của Obama mang tầm nhìn xa.

Điểm trừ cho Romney: Đi lòng vòng xung quanh vấn đề mà không chỉ rõ đâu là cách giải quyết. Mâu thuẫn với chính những phát biểu của mình trước đây. (Thất bại lớn nhất của Romney, theo mình, là lúc ông so sánh Obama với Reagan.)

Có 2 nhân vật được đề cập đến trong buổi tranh luận: Bush Trung Quốc. Đối với Bush, Romney chỉ ra những cải tiến trong kế hoạch của ông ấy so với những chính sách của Bush; Obama chỉ ra những thất bại trong kế hoạch của Romney so với Bush (Well done cả 2 bên). Đối với Trung Quốc, cả hai nhất trí về vấn đề hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc quá nhiều và đối đầu về việc các nhà máy Trung Quốc đang lấy đi việc làm của người Mỹ. Romney nhất quyết đòi các công ty sản xuất phải trở lại Mỹ. Obama quan tâm đến làm thế nào để Mỹ có những nhà máy sản xuất đòi hỏi trình độ cao hơn nhà máy tại Trung Quốc. (Great work, Obama)

Những câu nói ấn tượng của 2 ứng viên:
Obama:

  • “So the point is the commitments I’ve made, I’ve kept.”


  • “Secretary Clinton has done an extraordinary job. But she works for me. I’m the president and I’m always responsible, and that’s why nobody’s more interested in finding out exactly what happened than I do.”


  • “Me too” trong đoạn nói xấu chính sách của Romney. “But, you should pay attention to this campaign, because Governor Romney has made some commitments as well. And I suspect he’ll keep those too. You know when members of the Republican Congress say, “We’re going to sign a no tax pledge, so that we don’t ask a dime for millionaires and billionaires to reduce our deficit so we can still invest in education, and helping kids go to college. He said, “Me too.”When they said, “We’re going to cut Planned Parenthood funding.” He said, “Me too.” When he said, “We’re going to repeal Obamacare. First thing I’m going to do,” despite the fact that it’s the same health care plan that he passed in Massachusetts and is working well. He said, “Me too.” 

  •  “Candy, there are some jobs that are not going to come back. Because they are low wage, low skill jobs. I want high wage, high skill jobs”

  • “Those investments are what’s going to help to make sure that we continue to lead this world economy, not just next year, but 10 years from now, 50 years from now, 100 years from now.”
Romney:             

  • “Now one of the reasons I was able to get so many good women to be part of that team was because of our recruiting effort. But number two, because I recognized that if you’re going to have women in the workforce that sometimes you need to be more flexible.
  • "Number two, trade — I’ll crack down on China, President Bush didn’t”

  • “The president has tried, but his policies haven’t worked. He’s great as a speaker and describing his plans and his vision. That’s wonderful, except we have a record to look at.”

  • “Well, Candy, actually, in my state, the pro-gun folks and the anti-gun folks came together and put together a piece of legislation.”

  • “I care about 100 percent of the American people. I want 100 percent of the American people to have a bright and prosperous future. I care about our kids. I understand what it takes to make a bright and prosperous future for America again.
Những chuyện ngoài lề:

  • Giải “câu hỏi ngớ ngẩn nhất" đã thuộc về câu:
“What do you believe is the biggest misperception that the American people have about you as a man and a candidate?

  • Candy Crowley điều hành cuộc cãi nhau tốt hơn Jim Lehrer rất nhiều.

  • Dáng ngồi của Obama nhìn như kiểu ông đang đi nghe nhạc chứ không phải tranh luận Tổng thống.

  • Vợ của Romney không bình tĩnh và tự tin như Michelle Obama khi xuất hiện trước công chúng. Bà ấy cũng không giỏi bằng Đệ nhất phu nhân.
  ............


Giải “Câu nói hay nhất trong tuần” đã thuộc về hai câu:

"Bốn nghìn năm ta lại là ta
Ở trong hang đá chui ra chui vào"


(Khuyến cáo: Rất thích hợp để giải toả stress. Tác dụng ngoài mong muốn: có thể gây đau bụng vì cười nhiều quá)



Friday, October 12, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (17)


Đi học rất chi là cay cú. Các bài thầy dạy đều rất mềm mại, từ ngữ được sử dụng điêu luyện, câu văn được trình bày sắp xếp logic và thoáng đãng, nội dung dễ hiểu. Ngược lại, bài của mình thì lộn xộn, cách diễn đạt câu văn rắc rối, từ ngữ sử dụng khô cằn.
------------------------------------------------------------------
 “Tôi cố gắng tìm lại tuổi thơ đã mất.
Cánh đồng lúa kia thu hẹp tự bao giờ.” – trong lúc làm bài essay tự nhiên nghĩ đến những câu này.

Ngày trước, hồi còn nhỏ, mình được dạy ‘cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay’. Về quê, nhìn những cánh đồng lúa xanh ngút ngàn thì thích lắm. Nhớ những lúc ra đồng bắt châu chấu, chạy loăng quăng trên những mảnh ruộng nứt nẻ sau mùa gặt. Nhớ những lúc nằm trên đống rơm, hay đi xem người ta đốt rơm khói um trời, mùa ngai ngái, khói cay xè, sặc sụa. Nhớ những đống rơm cao vút trong nhà bà, nhớ cảnh bác phơi thóc ngay trước sân. Cuối tuần được về quê thì sướng lắm.

15 tuổi, về quê, ngạc nhiên nhìn lại cánh đồng lúa: Sao nhiều nhà thế kia? Sao lại có nhà máy ở đấy? Cây cầu kia chặn đứng ruộng lúa của tôi rồi.

20 tuổi, về quê, chỉ toàn là màu xám. Ruộng lúa thì vẫn xanh đấy, nhưng sao bừa bộn và bé tí xíu thế.

Muốn về lại tuổi thơ, hồi nhà ông còn chưa được sửa lại, hồi đèn đường chưa có, tối đến cả xã tối om om, hồi đó vắng vẻ xe cộ qua lại, hồi mà những căn biệt thự chưa xuất hiện, hồi những kiến thức ở trường còn có ý nghĩa, hồi mà thanh niên ở quê chỉ thích đá bóng và tán phét (chứ không phải mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, game online như bây giờ). Thời gian đó mình đã nghĩ hạnh phúc đơn giản là có một chiếc chăn để đắp ban đêm.

Có những thứ ở làng quê sẽ vẫn còn được giữ gìn trong một thời gian khá dài nữa, như bờ sông trước cửa nhà bác, như chợ tạm hàng ngày và chợ phiên hàng tháng, như chiếc xe đạp cũ kỹ chở đầy lá dong. Nhưng đã có rất nhiều thứ, rất nhiều thứ đã mất đi không còn có thể lấy lại, giống như tuổi thơ đã qua rồi. 

-------------------------------------------------------------------------------------------------

Sắp tốt nghiệp, chúng nó bày trò “chụp ảnh chia tay giảng đường.” Yêu cầu: Nữ thuê áo dài, nam thuê vest. Thời gian chụp ảnh: cả 1 ngày chủ nhật. Toàn mấy trò vô bổ. Ích lợi gì đâu những tấm ảnh được Photoshop?

 Tuần này có một niềm vui, hehe. Có lẽ nên đóng khung 5 “chữ đỏ” của thầy rồi treo lên tường.  

Saturday, October 6, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (16)



Mình đang bị đau mắt đỏ. Mắt trái lúc nào nhìn cũng như đang khóc, đỏ rực, đau nhức và muốn chảy nước mắt. Bây giờ mỗi lần đi ra đường là cả 1 cực hình. Không những cái mũi mình hứng chịu khói xe mà bây giờ là cả mắt phải chịu hàng tấn bụi. Giao thông nước mình: @$&*%!@#^*())^%#@@.

Tuần vừa rồi cố gắng viết 1 bài essay khó mà viết mãi không xong. Đành phải từ bỏ sau 2 ngày. Ghét ghê :(.
Hôm qua thầy nói về những lỗi lầm trong các bài essay. Trời ạ, toàn những lỗi ngớ ngẩn mình mắc phải. Lúc đó buồn cười + xấu hổ quá, he he.

“Bí kíp trẻ lâu” – made by Mr.thầy: Làm việc. Thầy dạy từ tối thứ 2 đến tối thứ 7, thế mà sáng chủ nhật thầy vẫn dạy tiếp được. Mình trẻ = 1/3 tuổi thầy mà cứ đến thứ 7 là người oải ra, thích mỗi ngủ nướng. Khi mình nói tuổi thầy tương đương tuổi bác cả nhà mình cho bọn bạn, chúng nó đều không tin. “Trông thầy trẻ thế mà,” gần như tất cả chúng nó sẽ nói như thế. “Mượn bí kíp” của thầy thôi.

Ngày 25/9 Tổng thống Obama phát biểu trước hội đồng Liên hợp quốc. Bối cảnh cho bài phát biểu của Obama là làn sóng biểu tình của người Hồi giáo sau khi một bộ phim nói xấu “Người đưa tin cuối cùng của Chúa” Muhammad được đưa lên Yotube. Những người biểu tình “bài Mỹ” ở các nước khiến cho các sứ quán Mỹ ở các nước Hồi giáo lâm vào tình trạng nguy hiểm.

Bài diễn thuyết của Tổng thống Obama, as usual, rất dễ hiểu, thuyết phục và rất rất thú vị.


Tổng thống Obama và ngoại trưởng Clinton là hai người sử dụng “soft power” tuyệt đỉnh. Bằng những bài diễn thuyết của mình, hai vị lãnh đạo truyền tải những thông điệp từ chính phủ Mỹ đến toàn cầu, những quan điểm tiên tiến, nhân văn, mang tính chất toàn cầu và luôn luôn nhất quán với nhau. Điều này đã giúp ngoại giao của Mỹ vẫn đứng vững trong cơn bão kinh tế. Chính phủ Mỹ cắt giảm ngân sách cho quân sự, “hard power” của họ đã giảm, nhưng “soft power” thì tăng mạnh. Nhìn vào hai đời tổng thống là Bill Clinton và Obama, mình nghĩ đảng Dân chủ ủng hộ “soft power.” Và khi nhìn vào W.Bush và ứng cử viên tổng thống Romney, có thể rút ra rằng đảng Cộng hoà ủng hộ “hard power.”

Dù chính sách nào cũng có hai mặt, nhưng những việc Romney sẽ làm nếu ông ấy trở thành Tổng thống Mỹ sẽ không ổn.

  • Cắt giảm thuế người giàu, cắt giảm chi tiêu ngân sách bằng cắt giảm chi tiêu y tế, giáo dục, nhưng lại đồng ý tăng chi tiêu cho quân sự. Bài toán ngân sách “thời Romney” sẽ như thế này này: 
Ngân sách mới = ngân sách cũ – thuế người giàu + chi tiêu giáo dục và y tế bị cắt giảm – chi tiêu quốc phòng.

Trong đó, 2 phần mang lại một lượng tiền lớn cho ngân sách bị ông cắt bỏ rồi còn đâu. Mà sao ông có thể cắt giảm ‘student loan’ nhỉ? Thế hệ tương lai ông để đâu? Ông bảo các doanh nghiệp đừng đưa việc làm ra nước ngoài nữa, đem việc làm về cho người Mỹ đi. Nhưng đó chỉ là công việc chân tay thôi. Ông muốn 10 năm sau khi nhiệm kì Tổng thống của ông kết thúc, chất lượng lao động Mỹ bị qua mặt bởi chất lượng lao động các nước khác do một phần học sinh dưới thời ông không thể đi học Đại học sao?

  • Chính sách đối ngoại sẽ cứng rắn hơn chính phủ Obama. Xin lỗi đảng Cộng hoà, dù quân sự lúc nào cũng quan trọng, nhưng để đối phó với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên, I-ran, các lãnh đạo Hồi giáo cực đoan, “hard power” không phải là thế mạnh. “Soft power” khi đó mạnh hơn nhiều. “Lấy nhu thắng cương,” người phương Đông bảo thế.
  • Chính sách kinh tế tập trung vào công ty nhỏ. Trong môi trường kinh doanh ở Mỹ tự do, cạnh tranh và innovative, việc công ty nhỏ ra đời là điều hiển nhiên. Nhưng những công ty nhỏ không thể quyết định sức sống của người khổng lồ Mỹ. Những thằng start – up muốn sống sót thì phải tự vươn lên thành công ty vừa, rồi công ty lớn. Không có ông hỗ trợ thì bọn nó vẫn cứ nhan nhản ra đấy, tự mọc lên rồi lại tự chết. Mà ông làm sao còn thời gian chăm sóc bọn công ty nhỏ nữa, ông bận với các nhà tài phiệt rồi còn đâu.
Có câu nói thế này: “đừng nghe những gì chính khách nói. Hãy xem những việc họ làm.” Thế mà sao người ta (và mình nữa) bị cuốn hút vào Presidential Debates và lấy đó làm thước đo thành công hay thất bại sau này của ứng cử viên? Trận chiến đầu tiên, tỉ số giữa hai đội Tấn công - Phòng thủ là 1 – 0. Mấy trận sau này Tổng thống Obama phải thắng Romney hoàn toàn, không được để cho Romney “cười đểu” như thế nữa. Mình thích đảng Dân chủ hơn, và mong Obama sẽ tái đắc cử. Nhưng cứ phải ngồi đợi tối ngày 6/11 xem người Mỹ quyết định như thế nào.

Tháng 10 này cứ gọi là sục sôi, hết nhà mình, lại quay sang nhìn “bác hàng xóm tốt bụng,” và nhìn xa xa trông “chú Sam” đang làm gì. Cãi nhau nhanh lên nào tất cả mọi người, kinh tế còn đang điên cuồng kia kìa.

(À, mà hình như mình nhớ mang máng là có một bác nhà mình phát biểu tại 2 nơi khác nhau, truyền tải 2 thông điệp hoàn toàn trái ngược nhau. Lạ thật, cùng một người kia mà nhỉ? Bác cứ nhất quán như Tổng thống Mỹ Obama  thì có phải cháu “hiểu và thông cảm” hơn không.)

Friday, September 28, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (15)


Những lúc viết xong essay mình đều thấy sung sướng. Quá trình viết essay thường là như này này: mở các loại từ điển, tìm từ đồng nghĩa, tìm từ đi kèm, tìm ngữ pháp. Viết xong một hoặc một vài câu văn thì dừng lại chỉnh sửa. Viết xong cả đoạn văn lại chỉnh tiếp. Có lần vất cả 1 đoạn văn hoàn chỉnh đi, làm lại từ đầu, xót xa, xót xa. Có lần ngồi viết một mạch cả 1 đoạn văn không phải chỉnh sửa gì, sung sướng, toe toét. 

Essay và bài học tiếng anh giờ trở thành tài sản quý báu nhất trong máy tính của mình. Dung lượng khoảng 11Kb/ bài, chỉ là hạt cát khi so với những bộ phim bom tấn 3Gb. Một bài khoảng 300 từ, không thấm tháp vào đâu so với những ebook vài trăm trang. Nhưng mà giả dụ, gở miệng, máy tính có chuyện gì xảy ra, những essay và bài học tiếng anh đó bị mất, chắc mình tiếc đứt ruột quá. Phim và ebook thì down lại được, bài học mất thì lấy đâu ra, hu hu. >”<



Nhìn lại thì thấy thầy mình thật phúc hậu. Ây dà, không biết thầy có thấy bực mình khi dạy một đứa cái gì cũng “thiếu và yếu” như mình không nhỉ.


Các “cụ” nhà mình giỏi ơi là giỏi. Các “cụ” dịch từ tiếng Trung Quốc sang tiếng Việt ngon ơ. Các “cụ” dịch từ tiếng Nhật, tiếng Hàn sang tiếng Việt cũng rất mềm mại. Lũ trẻ bây giờ quen với cái kiểu tên Nhật, tên Trung, tên Hàn….rồi nên cứ chấp nhận Xiao Yu, Fukushima với Kim Jong Il, chứ chả có mấy đứa dịch được chúng sang tiếng Việt như các "cụ". Đọc những từ như Kim Chính Nhật, Hoa Thịnh Đốn, Lý Khắc Cường, ……thì mình hiểu, nhưng bảo mình dịch các từ tương tự sang tiếng Việt theo cách các "cụ" làm đó thì mình xin đầu hàng. Về khoản này thì mình xin ngả mũ bái phục, có lắp tên lửa vào đế giày Thượng Đình chạy theo các "cụ" cũng không được. 

Bất ngờ với con người xung quanh thật đấy. Bạn bè gì mà tháng 7 còn gọi nhau í ới đi chơi, hí hoáy nhắn tin, thể hiện rõ là quan tâm và thấu hiểu, mà đến tháng 9 thì ghen tị, ngứa mắt, rủ đi chơi mấy lần không được thì hét ầm lên vào tai nhau là “Tao ghét mày lắm,” đến lớp không thèm nhìn mặt nhau. Uổng công sức vun đắp quan hệ ghê ta. Mức độ loneliness đang ở mức 6.5/9 (theo thang điểm IELTS), vẫn chưa đến báo động. 

Bái bai facebook và youtube nhé, mình đi tiếp tục ôm wikipedia và bài weekly news của thầy đây. (Đọc lại tuần 10,11,12 có những bài báo về Bạc Hi Lai mà thấy thích thú thế. Tháng 10 này sẽ vui lắm đây, há há)

------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần này bà Aung San Suu Kyi phát biểu tại trường Kennedy của Harvard.

A public address by Aung San Suu Kyi at Harvard
  

Bài phát biểu của bà rất dễ hiểu, cô đọng và chân thật. Điều lạ là các bạn sinh viên đứng dậy hỏi bà những thắc mắc của mình 99% không phải là người Mỹ. Họ đến từ tất cả các nơi trên thế giới, Pakistan, Brazil, China, India,.thậm chí cả Burma. 

Khi nào mình mới được gặp bà Aung San Suu Kyi nhỉ? :(

Saturday, September 22, 2012

Nhật ký những ngày học TOEFL (14)


Bài học hôm nay về 3 người phụ nữ giỏi giang, nổi tiếng trong giới công nghệ thông tin và kỹ thuật. Họ thật đáng ngưỡng mộ, đặc biệt là cô Ellen Spertus. Đọc những bài báo về họ mới thấy, không phải ngẫu nhiên mà nước Mỹ có được những người phụ nữ như thế. Nền giáo dục, tinh thần khoa học, môi trường kinh doanh năng động là một khía cạnh. Họ còn có những bậc phụ huynh ủng hộ con cái mình, những người thầy nuôi dưỡng niềm đam mê, và những đối thủ cạnh tranh.

(Nhìn lại, cả tuổi thơ mình thích khám phá, khoa học và toán học. Từ khi mình 15 tuổi, cấp 3, lớp 10 chuyên Toán của trường năng khiếu, tất cả những điều đó dần dần chết. Học toán làm chi khi chúng đưa mình đến “nowhere,” học khoa học gì đây khi tất cả mọi thứ chỉ là “bí ẩn.” Ông thầy dạy toán ghét mình lắm. 

Tuổi thơ, mình phải bỏ piano và võ, chỉ vì “Trong năm học không có thời gian học đâu.”

18 tuổi, mẹ muốn mình làm giáo viên ở trường cấp 1 gần nhà, bố muốn mình học ở trường đại học trong thành phố.

20 tuổi, một chỗ làm việc chờ sẵn, một người đàn ông sẽ được giới thiệu bởi một ai đó trong tương lai gần, một căn nhà sẽ được xây, một người giúp việc sẽ được thuê.
Cuộc đời đẹp như một bức tranh nhỉ?)

Lúc bắt đầu buổi học thầy có nói đến “nửa đường đứt gánh.” Hi vọng thầy không nghĩ là mình muốn bỏ cuộc. Mấy ngày vừa qua chẳng viết được bài essay nào, khổ chưa.

Trong bài học, thầy có nói “không go to extreme” trong khi nói về cô Spertus. Nghĩ lại, không “extreme” là một quyết định đúng đắn. Đáng tiếc, mình không nhận ra điều này sớm hơn. Bản tính rush & gluttony, spontaneous & wrath, extreme & intense đã gây cho mình đủ trouble. Tuổi trẻ, dư thừa năng lượng và không có việc gì đáng để làm nên trở thành thành “ong non ngứa nọc châm hoa rữa” (Hồ Xuân Hương). Làm thế nào để trở thành người sâu sắc, bình tĩnh, và kiên nhẫn nhỉ?

Mình không được dạy làm thế nào để nhận biết bản thân. Lắm lúc sau một biến động nào đó chợt dừng lại và bàng hoàng “Mình đó sao?” Mình đó sao, một con người tồi tệ? Mình đó sao, một con quỷ?  Mình đó sao, một con…..? Cảm giác khi nhận ra bản thân mình thảm hại đau đến thấu xương.

Sao cái khỉ khô gì trong đầu mình cũng hỏng hóc thế?

He he, đọc bài nghiên cứu của cô Spertus mình thấy sự khác biệt rất to lớn giữa nghiên cứu trước khi có Internet và nghiên cứu sau khi có Internet. Ngày trước làm nghiên cứu khổ thế, lọ mọ lên thư viện, lọ mọ tìm sách, rồi hí hoáy copy những đoạn văn cần dùng để hỗ trợ chủ đề. Cách diễn đạt khi xưa cũng khác, phông chữ cũng khác. Giờ đây có Internet và máy tính khắp mọi nơi, gần như mọi chuyện đều thay đổi. Sống trong thời đại này mình thấy niềm sung sướng len lỏi đến tận chân răng.

Cảm giác đến lớp học thật là yên bình. Chắc chắn là bị mắng, chắc chắn là làm thầy buồn, thế mà vẫn thấy yên bình. Mình sợ về nhà bố mẹ, đôi khi không muốn về phòng, ghét cay đắng khi phải đến lớp, ngại đi chơi, thế mà lại thích đi học thầy. Lúc ông mình mất ở quê, mình lấy lý do là lên trường thi hết môn để chuồn. Quả thật, lúc đó mình bỏ thi để đi học thầy đó chứ, há há. 

20 năm sống trên đời, lần đầu tiên biết thế nào là “bình yên.” Trời ơi, 20 năm đó ạ.